Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

5 LOẠI THẢO MỘC QUÝ

Đã từ lâu, các loại thảo mộc được dùng làm thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả và hầu hết các loại thuốc đều có nguồn gốc từ thảo mộc. Dưới đây là danh sách 5 loại thảo mộc chữa bệnh rất tốt trong y học.
Cây bạch quả có tên khoa học là Ginkgo biloba, là một tên cây đã có hàng triệu năm nay, được coi là loài xưa nhất còn sống sót trên trái đất và hiện nay được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ginkgo bilola giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung, giúp tỉnh táo và duy trì trí nhớ.
Cây Nha Đam hay cây Lô Hội (Aloe Vera), người Việt Nam đã biết sử dụng từ xa xưa, người ta thường nấu chè ăn để trị bệnh dạ dày và giúp cho bộ phận tiêu hóa được điều hòa…lại chữa bỏng rất tuyệt hảo. Đồng thời, cây Lô Hội còn được dùng để chữa bệnh viêm, viêm khớp, viêm loét dạ dày hoặc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người ta còn nghiên cứu và sử dụng Nha đam trong việc điều trị bệnh ung thư rất hiệu quả.

Peppermint là một cây thuốc và đồng thời làcây gia vị thuộc dòng mint (húng lùi), Peppermint là giống lai giữa M.aquatica x và M.spicata. Năm 2004 cây Peppermint được bầu làm cây thuốc của năm (theo viện lịch sử y khoa, đại học Wuerzburg, Germany). Peppermint thường được dùng ở dạng trà, ướp trà hoặc dùng nấu nước tắm. Vị peppermint có vị đắng cũng như các chất anthrocyanogen nên có tác dụng rất nhanh đối với trường hợp chữa đau bụng, khó tiêu hoặc rối loạn đường ruột.

Cây tía tô (Melissa officinalis) là loại cây rất phổ biến được dùng kháng khuẩn, kháng virus, trị mụn, trị lở loét và .đảm bảo giấc ngủ sâu hơn. Melissa còn được sử dụng làm hương liệu, mỹ phẩm, kem bôi da và các loại dầu tắm….

Chamomile recutita là một loài thực vật thuộc họ Hoa Cúc, sống tự nhiên ở Châu Âu, phía Tây và Bắc của Châu Á. Người Hy lạp và La mã cổ đại đã biết dùng Chamomile để chữa bệnh về răng miệng, đau đầu, viêm loét….Nó được dùng như một loại thuốc an thần nhẹ, chữa chứng mất ngủ và tăng khả năng miễn dịch…
Theo allpics4u

Bên cạnh thảo mộc thì nam linh chi, nhan sam, hồng sâm đều là những loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe.

Sự thật về đông trùng hạ thảo

Hiện nay trên thị trường Đông dược Việt Nam, xuất hiện rất nhiều vị thuốc bắc từ Trung Quốc đưa vào. Trong số đó có vị Đông trùng hạ thảo. Bên cạnh vị Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc, còn có vị mang tên Đông trùng hạ thảo của Việt Nam, được nhân dân ở một số vùng núi: Lạng Sơn, Hòa Bình… khai thác, đưa về bán.

Do vậy, bài viết này, nhằm giới thiệu thực chất và tác dụng của vị thuốc Đông trùng hạ thảo bắc, một vị thuốc có xuất xứ “kỳ lạ”, đã được y học cổ truyền phương Đông sử dụng có hiệu quả, chữa được nhiều loại bệnh, từ lâu đời, để góp phần vào việc phân biệt thật giả của vị thuốc cũng như tác dụng của vị thuốc này.

Người ta còn gọi Đông trùng hạ thảo là trùng thảo, hay hạ thảo đông trùng, có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.., họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.

Vị thuốc có nguồn gốc từ loại ấu trùng của một loài côn trùng sống trong mùa đông (đông trùng) và mùa hạ lại thành cây cỏ (hạ thảo), do đó mang tên Đông trùng hạ thảo. Thực chất nó là một giống nấm được mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu có tên Helialus armoricanus.

Oberthur thuộc họ cánh bướm. Các ấu trùng này sống ở các tầng đất trên núi, với độ cao trên 3000-4000m so với mặt biển, ở các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Tây Tạng và Vân Nam Trung Quốc. Các ấu trùng này sống bằng cách ăn các mầm non ở dưới đất của một loại Nghể răm Polygonum viviparum L. Nấm và sâu sống hợp sinh với nhau, mà tạo nên vị thuốc. Về mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, trong khi đó nấm kí sinh vẫn phát triển trên toàn thân con sâu này, đồng thời hút các chất dinh dưỡng trên con sâu, để nuôi sống mình, làm cho con sâu kiệt sức vì hết chất dinh dưỡng mà chết. Đến mùa hạ, với thời tiết thích hợp, nấm sinh ra cơ chất, rồi mọc chồi khỏi mặt đất; trong khi đó gốc thì vẫn dính liền vào đầu con sâu. Vì vậy, vị thuốc vừa có hình dạng của con sâu, vừa có sắc thái của một cái cây. Do đó người ta lấy tên Đông trùng hạ thảo để đặt cho vị thuốc này. Và hàng năm, cứ vào độ tháng 6-7, người ta đào lấy tất cả xác của con sâu và nấm, rửa sạch đất cát phơi hoặc sấy khô. Trong quá trình phơi khô, thường phun thêm rượu, rồi phơi tiếp đến khô hẳn, giúp cho vị thuốc có mùi thơm và giúp cho việc bảo quản tốt hơn.

Đặc điểm vị thuốc đông trùng hạ thảo

Vị thuốc bao gồm cả phần sâu và phần nấm. Phần sâu non, có độ dài khoảng 2,5-3 cm, đường kính 3-5 cm, màu vàng nâu hoặc xám nâu. Từ đầu con sâu mọc ra một thân nấm hình trụ đặc biệt. Thân nấm thường dài 3-6 cm, có khi đến 10 cm, thường phía trên phình to, bên ngoài có vỏ sần sùi, đó là các “tử nang xác” nổi lên. Tử nang xác có hình trứng hay hình tròn, dài 380-550 mm đường kính 140-240 mm. Trong tử nang xác có chứa các nang hình sợi. Phía cuối hơi thuôn nhọn. Khi còn non thì thân đặc, khi già thì rỗng. Ở Việt Nam, nhân dân một số vùng núi, cũng thu hoạch các con sâu Brihaspa atrostigmella, hộ sâu chánh bướm Lepidopterae, sống trên cây chít, hay còn gọi là cây đót thysanoloena maxima O. Kuntze, họ lúa Poaceae để làm vị thuốc Đông trùng hạ thảo. Ngay ở Trung Quốc, ngoài vị Đông trùng hạ thảo giới thiệu ở trên, nhân dân ở một số vùng tỉnh Cát Lâm, Hà Bắc, Thiểm Tây, An Huy, Quảng Tây, Vân Nam, cũng lấy các con nhộng, hoặc các con sâu non, ký sinh, gọi là nhộng cỏ: C. Militaris (L.), Link, sau đó qua các công đoạn “chế tác”, để làm ra sản phẩm với tên “Đông trùng hạ thảo”, còn gọi là “bắc trùng thảo” cũng dùng với tính chất của Đông trùng hạ thảo. Do vậy cần phải chú ý phân biệt khi dùng vị thuốc này. Vì vị thuốc Đông trùng hạ thảo chính danh, hiện nay trên thị trường được bán với giá rất đắt.

Thành phần hóa học: Đông trùng hạ thảo chứa 25-32% protid, khi thủy phân cho nhiều acid amin: glutamic, prolin, histidin, valin, pxyvalin, arginin, phenylalanin và alanin. Có 8,4% chất béo, trong đó acid béo no chiếm 13% acid không no chiếm 82,2% (trong đó acid linolic (31,7%), acid linilenic (68,31%). Từ Đông trùng hạ thảo, phân lập được acid cordycepic 3-4-5 tetraoxyhexahydrobenzoic, có cấu trúc tương tự acid quinic. Về sau chứng minh chất này là D-mannitol. Từ loại “bắc trùng thảo” nói trên, người ta cũng phân lập được chất cordycepin, 3 – deoxyadenosin. Hiện nay đã tổng hợp được chất này.
Tác dụng dược lý

·         Làm dãn cơ trơn của khí quản động vật thí nghiệm.

·         Có tác dụng hạ huyết áp. Trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch với liều 0,1-0,5 ml,hoặc 1ml/kg trọng thể, đều thể hiện tác dụng hạ huyết áp, sau 10 phút huyết áp trở lại bình thường.

·         Đối với tim cô lập của thỏ, lượng thuốc làm tăng rõ rệt lượng máu tim, với tim ếch tại chỗ và cô lập, đều làm tim đập chậm lại, nhưng sức bóp không tăng.

·         Có tác đụng an thần gây ngủ.

·         Ức chế ruột và tử cung cô lập.

·         Ức chế trực khuẩn lao.

·         Ức chế tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.

·         Ức chế một số nấm ngoài da thường gặp.

·         Tác dụng chống lão hóa.

·         Ức chế tế bào ung thư: người ta đã dùng Đông trùng hạ thảo, với liều 15-200mg/kg thể trọng chuột nhắt đã được gây ung thư phúc mạc, cho chuột dùng liền 7 ngày, thấy rằng phế phẩm có khả năng kéo dài thời gian sống của chuột thí nghiệm so với chứng. Ngoài ra , vị thuốc còn có tác dụng ức chế tế bào ung thư vòm họng ở người.
Ứng dụng lâm sàng

Đông trùng hạ thảo đã được y học cổ truyền sử dụng từ lâu đời. Trong cuốn “bản thảo cương mục thập di”, từ thế kỷ 18, đã ghi Đông trùng hạ thảo là vị thuốc bổ, bổ tinh khí, bổ thận. Theo y học cổ truyền, Đông trùng hạ thảo, có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh phế, thận, có công năng bổ phế, ích thận, chỉ huyết, hóa đàm. Được ứng dụng trên lâm sàng để chữa các bệnh:

·                     Thận hư, lo lâu ngày, hen suyễn khó thở, viêm phế quản, có thể phối hợp: Đông trùng hạ thảo 10g, tang bạch bì 8g, tiểu hồi 2g, cam thảo 4g, khoản đông hoa 6g… Dùng dưới dạng thuốc sắc, uống nhiều lần trong ngày. Cũng có thể mang dùng riêng vị thuốc, sao với rượu cho thơm, tán bột uống hàng ngay. Còn dùng trong các trường hợp ho nhiều và ho ra máu. Có thể phối hợp với bối mẫu, sa sâm, mạch môn đông, hạnh nhân sắc uống.

·                     Dùng trong bệnh liệt dương, di tinh, phối hợp với dâm dương hoắc, nhục thung dung… làm hoàn, uống hàng ngày.

·                     Dùng trong các trường hợp đau lưng, đau xương cốt, phối hợp với đỗ trọng, tục đoạn…

·                     Dùng chữa thần kinh suy nhược. Có thể đem chế với thức ăn: trứng gà, thịt vịt, dùng làm thuốc bổ cho người có thể tạng hư yếu, mới ốm dậy.

Vị thuốc Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý, được dùng chủ yếu để chữa các bệnh phế quản: viếm phế quản mãn tính, hen suyễn, các bệnh yếu sinh lý nam. Gần đây được sử dụng làm thuốc chống lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể . Tuy nhiên, do tính chất quý hiếm của vị thuốc, nhiều người đã lạm dụng, giả mạo vị thuốc bằng cách dùng loại côn trùng có nguồn gốc khác, hoặc gia công, tạo dáng những thứ khác để làm Đông trùng hạ thảo. Do vậy, cần phân biệt để có dược liệu chính xác khi sử dụng.

Một số hình ảnh về đông trùng hạ thảo - ảnh internet



GS.TS.Phạm Xuân Sinh
Thầy thuốc Việt Nam số 6 
nhan sam, sâm linh chi, sam trieu tien... chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao

Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?


- Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật, chúng được sinh ra thế nào? Nguyễn Văn Len (Ninh Bình).
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

TS Dương Văn Hợp, Viện Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội cho biết: "Đông trùng hạ thảo" là hai giai đoạn của một cuộc đời của sinh vật, nó vừa là cây, vừa là con. Chúng có hai phần rõ rệt gồm: Phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá.

Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc là một loài bướm (người ta gọi là bướm dơi) trong chi Thitarodes. Mùa hè chúng đẻ trứng. Mùa đông trứng nở ra sâu non, sống trong đất. Khi con sâu ăn phải hoặc bị bào tử của nấm trùng thảo ký sinh trên các lỗ thở, chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể. Các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh nhờ hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể con sâu non và lớn dần lên.

Dần dần, do chất dinh dưỡng bị nấm ăn hết, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài nên sâu không thể lột xác để thành bướm được. Mùa xuân đến, khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Sau đó, các bào tử hình cầu nhỏ xíu, phát tán trong không khí... lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới. Người xưa cho rằng loài sâu mùa đông ấy đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là "đông trùng hạ thảo".

PV (ghi)
 Chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao của hong sam, nhan sam, herbal - thảo dược.....

Đông trùng hạ thảo trị chứng liệt dương, di tinh


Đông trùng hạ thảo, hay còn gọi là hạ thảo đông trùng, một vị thuốc quý của Đông y với tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc., họ Nhục tòa khuẩn (Hypocreacea), có một xuất xứ khá phức tạp, nó chứa đựng  trong mình một lai lịch của cả hai thế giới: động vật và thực vật, vừa là "trùng" lại vừa là "thảo", tức vừa là "con" lại vừa là "cây". Về hình dáng bên ngoài, phần thân của đông trùng hạ thảo trông  cũng giống như một con sâu và phần đầu cũng giống như một cái chồi cây. Trên thực tế, đông trùng hạ thảo là sự cộng sinh của một giống nấm ký sinh trên sâu non của loài sâu có tên là Helialus armoricanus Oberthur, thuộc họ cánh bướm. Loại ấu trùng của sâu này thường sống trong mùa đông, vì lẽ đó mà có tên là "đông trùng" và chúng thường sống ở dưới các lớp đất trên núi, có độ cao từ 3.000 - 4.000m so với mặt biển, thức ăn của chúng là các mầm non của một cây họ nghể (polygonum viviparum L.), trông như cây biển súc, tức là cây rau xương cá ở ta vậy. Sau khi nấm ký sinh vào những con sâu non này, chúng hút các chất dinh dưỡng của sâu để sống và phát triển. Đương nhiên là sâu sẽ dần dần bị chết vì kiệt sức. Đến mùa hạ, với thời  tiết, khí hậu thích hợp, nấm sinh ra cơ chất, rồi mọc chồi khỏi mặt đất, trong khi đó, gốc vẫn dính liền vào đầu con sâu. Vì vậy nhìn nó vừa có dáng dấp của một con sâu, lại vừa có sắc thái của một cái cây. Do vậy mà vị thuốc được mang danh: đông trùng hạ thảo.

Tác dụng sinh học của đông trùng hạ thảo

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu vị thuốc trên thực nghiệm, thấy rằng, vị thuốc có các tác dụng sinh học rất quý như:  làm tăng rõ rệt lượng máu tim của thỏ, với tim ếch cô lập và tại chỗ đều làm tim đập chậm lại, nhưng sức bóp không tăng; làm giãn cơ trơn khí quản động vật thí nghiệm; hạ huyết áp trên chó đã gây mê, khi tiêm tĩnh mạch với liều 0,1-0,5ml hoặc 1ml/kg thể trọng đều thể hiện hạ huyết áp, sau 10 phút huyết áp trở lại bình thường; có tác dụng an thần và gây ngủ; ức chế ruột và tử cung cô lập; ức chế trực khuẩn lao, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, ức chế một số nấm ngoài da; có tác dụng chống lão hóa; ức chế tế bào ung thư. Với liều 15-200mg/kg thể trọng chuột nhắt đã gây ung thư phúc mạc, được uống liền 7 ngày chế phẩm của đông trùng hạ thảo thấy rằng thời gian sống của chuột kéo dài hơn so với nhóm chứng.

Những ứng dụng lâm sàng của đông trùng hạ thảo

       Đông trùng hạ thảo được coi là vị thuốc quý vì bản thân nó chứa tới 25-32% chất protid, khi thủy phân bởi các chất enzym trong cơ thể sẽ cho nhiều acid amin như glutamic, prolin, histidin, valin, oxyvalin, arginin, phenyllalanin và analin. Ngoài ra còn có tới 8,4% chất lipid, trong đó acid béo no chiếm 13%, acid béo không no chiếm 82,2% (trong đó, acid linolic 31,7%, acid linilenic 68,31%). Từ đông trùng hạ thảo còn phân lập được D- mannitol hoặc cordycepin, 3- deoxyadenosine.
Theo YHCT, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính bình. Quy kinh can, thận. Công năng bổ tinh khí, bổ can, thận, chỉ huyết,  hóa đàm. Dùng trị liệt dương, di tinh, hoạt tinh.

Ở những quý ông có "cậu nhỏ" khó vực dậy" hoặc những cơ địa "tinh không bền", không chủ động được việc kiểm soát "tình hình chiến sự", thậm chí là di tinh... nên dùng đông trùng hạ thảo làm bột uống riêng ngày 3 - 6g trước khi đi ngủ, uống liền 2-3 tuần.

Để tăng cường tác dụng có thể phối hợp với một một số vị thuốc khác như: đông trùng hạ thảo 6g tán bột, hòa vào nước sắc của các vị dâm dương hoắc 8g, ba kích, hà thủ ô đỏ, mỗi vị 12g. Ngày dùng 1 thang, chia 2-3 lần uống.

Nếu bị hoạt tinh, di tinh, thêm kim anh 10g, khiếm thực 10g vào thang thuốc trên. Cách làm tương tự, uống một liệu trình 2-3 tuần liền.

Nếu bị viêm phế quản mạn tính, ho hen lâu ngày, có thể dùng đông trùng hạ thảo 8g (tán bột), tang bạch bì 10g, tiểu hồi 2g, cam thảo 4g, khoản đông hoa 6g, cách làm như trên, uống 2-3 lần trong ngày, uống liền 3 - 4 tuần lễ. Ngoài ra còn dùng trong bệnh đau lưng, đau xương cốt, phối hợp với đỗ trọng, cẩu tích, tục đoạn...

Cần biết thêm rằng, để chữa các bệnh suy yếu sinh lý nam, ở nước ta, người ta còn dùng nhộng của con sâu (Brihaspa atrostigmella, thuộc họ sâu cánh bướm Lepidopterae),  sống trong thân cây chít hay còn gọi là cây đót (Thysanoloena maxima Kuntze, họ lúa Poaceae), sau khi rửa sạch bằng cách thả vào chậu nước muối loãng, vớt ra, để ráo nước rồi đem rang nhỏ lửa hoặc sấy khô. Đem sâu chít tẩm với mật ong, sao khô hoặc sấy khô để làm vị đông trùng hạ thảo.

Vì đông trùng hạ thảo rất đắt, do đó ở một số vùng ở nước ngoài (TQ) người ta thường dùng các con "nhộng cỏ" Cordyceps millitaris (L.) Link rồi qua gia công chế tác để nó giống với vị đông trùng hạ thảo chính danh. Vì vậy, khi dùng cần phải chú ý phân biệt để tránh dùng phai đông trùng hạ thảo giả.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Các dược liệu được sử dụng như tỏi, linh chi, nấm linh chi, nhân sâm........

Ngự dược - Đông trùng hạ thảo, Sức khỏe đời sống,


Đông Trùng Hạ thảo (ĐTHT) vốn là một loại Đông dược quý giá, có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes trên cơ thể sâu Hepialus fabricius, quần thể sinh sống thường ở vùng núi Tây Tang, Vân Nam..
Hỏi: Tôi nghe nói Đông Trùng Hạ Thảo rất quý trong hỗ trợ trị bệnh nan y mạn tính, xin giải thích rõ hơn nguồn gốc và bản chất loài này?

Đáp: Đông Trùng Hạ thảo (ĐTHT) vốn là một loại Đông dược quý giá có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes trên cơ thể sâu Hepialus fabricius, quần thể sinh sống thường ở vùng núi Tây Tang, Vân Nam.. Phần dược tính đã được chứng minh chủ yếu do các chất chiết xuất từ nấm Cordyceps sinensis ( Phần thảo).

Hỏi: Có nên mua ĐTHT nguyên con không?

Được cho rằng “là Ngự dược” nên dù giá cao ngất ngưởng, ĐTHT nguyên con vẫn được nhiều người săn mua. Tuy nhiên, ĐTHT nguyên con thường chỉ còn phần nhộng sâu. Thực tế, phần “thảo” mới là phần quý, đồng thời nếu không có kinh nghiệm dễ mua phải của giả. ĐTHT giả thường được làm từ thân củ thảo thạch và địa tàm.

Hỏi: Trên thị trường có một số loại ĐTHT, nên lựa chọn loại nào?

Nếu ĐTHT có chứa thêm thể quả của phần “nấm tức phần Hạ Thảo”, thì quý nhất.

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO HIỆU 999 được chiết xuât từ ĐTHT nguyên con, dưới dạng viên nang, chứa thể quả ĐTHT bằng công nghệ nuôi trồng GAP và công nghệ bào chế phân giải enzyme GEP là sản phẩm có giá trị cao.

Hỏi: Như vậy,  ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO HIỆU 999 có gì khác so với ĐTHT khác?

Các công trình nghiên cứu mới đây của nhà sản xuất đã phân lập được nhiều chất hoạt động sinh học trong ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO HIỆU 999, có giá trị dược liệu thần kỳ, trong đó phải kể đến cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs) giúp tăng cường công năng tạng, cân bằng nồng độ hormone Testosterol giúp tăng cường hưng phấn tình dục dài lâu và bền vững. Đặc biệt ĐTHT Hiệu 999 có chứa thể quả. Thể quả có thêm 4 loại steroid, Ergosterol và Ergosterol peroxid, Cerevisterol và Cerebrosid vô cùng quý giá trong y học.

(Thực phẩm chức năng, không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh)

Hỏi: Tác dụng chính của ĐTHT Hiệu 999?

ĐTHT Hiệu 999 có rất nhiều công dụng vượt trội như: tăng cường tác dụng của các nội tiết tố (hormone) cả nam và nữ; giúp tăng cường hưng phấn tình dục, khuyết âm – bổ âm, khuyết dương – bổ dương.

Hơn nữa sản phẩm này còn giúp nâng cao năng lực miễn dịch. Đồng thời bảo vệ tế bào gan, điều hòa men gan. Đối với hệ hô hấp, ĐTHT Hiệu 999 giúp trương nở các nhánh khí phế quản tăng thông khí, trừ đàm, tốt cho bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, lao phổi mạn tính.

Sản phẩm sử dụng an toàn, không có tác dụng phụ, tác dụng theo cơ chế bệnh sinh bền vững, được nhắc đến là “huyền thoại trùng thảo vương” xưa kia vốn chỉ dùng cho các bậc vua chúa.

Nhung huou là một duoc lieu quý hiếm được sử dụng để chế tạo các bài thuoc bo 

Viên nhộng tổng hợp Sâm - Nhung Hươu - Linh Chi


- Chống mệt mỏi, phục hồi sức khoẻ đặc biệt cho người làm việc văn phòng, hoặc căng thẳng quá sức...hoặc người mới ốm dậy. , - Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho ngũ tạng, tái tạo tế bào mới điều chỉnh thể chất, điều chỉnh chức năng sinh lý, tăng cường hệ thống miển dịch cho cơ thể, chống ung thư, bổ máu hoàn lực, chống lão hoá tăng cuờng sức đề kháng
Giá Bán: Liên Hệ
 hong sam trieu tien, nhan sam tuoi hàn quoc, thao moc là các sản hẩm do công ty chúng tôi cung cấp với chất lượng cao và giá thành rẻ

Trà thảo mộc: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

 Được quảng cáo rầm rĩ với tác dụng “thanh lọc cơ thể, không lo bị nóng”, trà thảo mộc hiện đang chiếm vị trí đầu bảng về lượng tiêu thụ trên thị trường nước giải khát Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia y tế, người tiêu dùng nên hiểu rõ hơn về tác dụng thanh nhiệt, giải độc của các loại sản phẩm này. Nếu quá tin vào quảng cáo mà lạm dụng trà thảo mộc, người tiêu dùng có thể mắc phải những căn bệnh không đáng có...

Cần hiểu rõ về khái niệm “Thanh nhiệt, thanh lọc”

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, các tác dụng "thanh nhiệt", "thanh lọc", "giải độc" không phải là những phát hiện mới mẻ hay là tác dụng chỉ có ở riêng trà thảo mộc. Hãy thử nghiệm một cách đơn giản trên chính cơ thể mình: khi đang trong cơn khát, hay ở một trong bầu không khí nóng bức, nếu cơ thể được tiếp nhận lượng nước, đơn giản là nước đun sôi để nguội, thì ai cũng có cảm giác nhẹ nhàng như được thanh nhiệt, thanh lọc cái nóng bức. 

Theo Ts. Bs. Trương Tuyết Mai, Viện Dinh dưỡng, giải độc là loại trừ, triệt tiêu, chuyển hóa, đào thải, bài tiết các chất độc trong cơ thể. Trong thực phẩm của chúng ta, tác dụng này có mặt ở tất cả các loại rau xanh, các loại quả. Thành phần vitamin C, vitamin E, beta caroten, flavonoid trong các thực phẩm hàng ngày... có vai trò giải độc bằng cách triệt tiêu các gốc tự do, chống lại oxy hóa rất mạnh. Cùng với các dưỡng chất đó, cơ thể chúng ta cũng cần một lượng nước rất lớn để thận có thể đào thải được các chất thừa, chất độc trong cơ thể

Một quan niệm đúng và rất đơn giản được các chuyên gia nêu ra, với việc bảo vệ sức khỏe thì thanh nhiệt, giải độc là chính những bữa ăn cân đối, hợp lý, uống đầy đủ nước. Người ta không thể chỉ dùng một loại nước uống nào để có thể giải quyết được thanh lọc, giải nhiệt cơ thể khi mà chính hàng ngày cơ thể chúng ta đang mất cân bằng về một số yếu tố ăn uống, vận động, tinh thần, môi trường.

Sử dùng các loại thảo mộc thiên nhiên trong việc bảo vệ sức khỏe là đúng, tuy nhiên người tiêu dùng nên nâng cao sự hiểu biết của mình về cả mặt lợi và mặt hại đối với sản phẩm và cách dùng sản phẩm. Hãy biết mua cho mình sản phẩm có đúng giá trị với túi tiền, và phải biết chọn sản phẩm phù hợp cho mình về sức khỏe hiện tại và sức khỏe lâu dài.

Uống nhiều trà "thanh lọc" - lợi bất cập hại

Hiện nay trên thị trường nước giải khát, có nhiều loại nước được sản xuất từ thảo mộc trong đó có thêm thành phần chất ngọt, được quảng cáo là rất tốt cho sức khoẻ. Một trong những loại nước giải khát này là trà thảo mộc Dr Thanh, được làm từ 9 loại thảo mộc cung đình có tác dụng  “thanh lọc cơ thể, không lo bị nóng”.

Ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, quảng cáo về tác dụng của trà thảo mộc Dr Thanh cũng khó tin, bởi không có thông tin để kiểm chứng, cần có ý kiến của các chuyên gia để người tiêu dùng được biết và dùng đúng cách.

Trao đổi với PV VnMedia xoay quanh vấn đề tác dụng của nước giải khát, trà thảo mộc Dr Thanh, TS.BS Trương Tuyết Mai,Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế cho rằng, có rất nhiều loại thảo dược có lợi cho sức khỏe, và có tác dụng theo đông y là thanh nhiệt, giải độc. Nhưng khi các thảo dược được chiết xuất và đưa vào trong một chai nước có sử dụng đường tinh chế thì cần phải đưa ra một số lưu ý cho người tiêu dùng.

Bà Mai cho biết, theo khuyến cáo chung của Viện Dinh dưỡng thì lượng đường tinh chế trong một ngày của một người không nên vượt quá 40g. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác hại khi sử dụng lượng đường tinh chế quá nhiều, liên tục sẽ gây nguy cơ kháng insulin, giảm chức năng của insulin tuyến tụy, và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh rối loạn chuyển hóa, một số bệnh mạn tính không lây.

Căn cứ vào những công bố của nhà sản xuất trà Dr Thanh, dùng sản phẩm này sẽ rất có lợi cho sức khoẻ. Ngay trên vỏ chai, nhà sản xuất không ngần ngại tuyên bố với người tiêu dùng: "uống càng nhiều càng tốt”. Còn TS Mai thì khẳng định, để các loại thảo dược với hàm lượng ít ỏi trong mỗi chai đem hiệu quả “thanh nhiệt", "thanh lọc”, người tiêu dùng phải dùng khoảng 7 – 8 chai một ngày (mỗi chai là 500 ml), tương đương với 4 lit.

Tuy nhiên, khi uống càng nhiều nước giải khát thảo mộc ngọt có chứa đường tinh chế thì lượng đường vào trong cơ thể bạn sẽ càng tăng và rất có thể sẽ góp phần sinh thêm bệnh vì lượng đường nhiều, lâu dài sẽ là tiền đề sinh các bệnh mạn tính không lây, đặc biệt là bệnh béo phì và rối loạn chuyển hóa, Ts Mai cho biết.

.Đồng quan điểm này, ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (VADS) cho rằng, trên thực tế, không ai có thể dùng tới gần chục chai nước này để giải toả vấn đề thanh lọc cơ thể. Một ngày uống một lượng nước như vậy là không hợp lý và quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể. Trung bình, trong 1 ngày môt người chỉ cần chỉ uống khoảng 1 - 1,5 lít là đủ, ngoài nước ra họ còn tiêu thụ một lượng nước nữa thông qua cơm, canh... Do đó, nếu uống nhiều như vậy sẽ không chữa được bệnh mà lại gây ra sự mệt mỏi và còn sinh ra các loại bệnh khác.

công ty chúng tôi cung cấp các nguyen lieu thao moc, dong trung ha thảo, đông trùng hạ thảo...

Khổng Nhung-Minh Hường